Thời cắp sách tới trường, qua từng
năm học chưa bao giờ Gia Bảo báo cho Cha đến lớp họp phụ huynh. Thầy cô chủ
nhiệm nhắc nhở, lần nào Gia Bảo cũng đưa ra những lý do đặc biệt, là một học
sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, trên lớp Gia Bảo luôn chăm chú nghe giảng, nhiệt tình
giúp đỡ bạn bè, năng nổ trong các hoạt động tập thể... Gia Bảo là tấm gương
sáng để các bạn trong lớp, trong trường noi theo...
Gia Bảo rất mặc cảm với người Cha
tật nguyền, cái chân bị thọt, các bạn cùng xóm hay chế diễu Gia Bảo rằng con
Châu thọt, lúc thì con Châu chấm phẩy...bên cạnh cái chân thọt cha Gia Bảo còn
bị mất một mắt trái, mắt phải lại có một cái sẹo co kéo hếch đuôi lông mày lên,
có lúc bạn lại trêu con Châu độc nhãn, con Châu xếch, chính vì thế mà Gia Bảo càng
mặc cảm với người cha của mình, và mặc cảm với ngôi nhà tạm bợ của hai cha con,
càng lên lớp trên Gia Bảo càng thấy xấu hổ với bạn bè mỗi khi thấy Cha mình
xuất hiện, nên mỗi lần thầy cô thông báo họp phụ huynh là Gia Bảo không báo cho
Cha đi họp.
Nhà chỉ có hai cha con, sống trong
căn nhà tạm bằng cột tre, mái tranh, vách nứa, nhà Cha con Gia Bảo nghèo nhất
cái làng Tre. Bù lại cái chân thọt, cái mắt kém nhưng đôi tay của cha Gia Bảo
rất khéo, linh hoạt, nên Cha Gia Bảo làm được nhiều việc, ông đan lát rổ rá,
thúng, mủng, dần, sàng rất đẹp và chắc chắn, ông không đi chợ bán được, mà chủ
yếu người ta đến lấy buôn, hoặc bán cho bà con làng xóm. Do nghề đan lát thu
nhập rất thấp, cuộc sống của hai cha con thiếu thốn quanh năm, Gia Bảo năm nào
cũng bị nhà trường nhắc nhở về việc nộp tiền học phí chậm...
Sau lần cô giáo chủ nhiệm lớp tìm
đến nhà Gia Bảo, cô biết rõ về hoàn cảnh của hai bố con, nên đã báo cáo lại với
Ban giám hiệu nhà trường, nên được nhà trường quan tân giúp đỡ. Gia Bảo năm nào
cũng là học sinh xuất sắc của nhà trường, em là một học sinh nghèo vượt khó,
được nhà trường quyết định giảm 50% xây dựng và học phí, còn lại 50% nữa có năm
Bác ruột đóng giúp, năm thì được cô giáo chủ nhiệm đóng hộ.
Học lên cấp 3, mọi chi phí cho
việc học của con càng cao, cha Gia Bảo biết trước điều đó, do hứa với vợ trước
lúc tắt thở rằng sẽ nỗ lực hết mình nuôi con trưởng thành. Nên hằng năm cha Gia
Bảo đều tiết kiệm được một khoản tiền để gửi vào ngân hàng làm của để dành cho
Gia Bảo đi học.
Năm nào cũng vào đầu năm học Gia
Bảo thấy cha sửa soạn, quét dọn ban thờ, bày biện hoa quả, thắp hương khấn vái,
trên ban thờ chỉ có cái mục chủ bằng gỗ khắc chữ nho. Nên Gia Bảo không đọc
được, ngày còn nhỏ Gia Bảo đã nhiều lần hỏi cha về người mẹ của mình, Gia Bảo
được cha cho biết mẹ đi làm ăn xa, kiếm tiền gửi về cho cha nuôi con ăn học,
nên con phải cố gắng học thật giỏi để khỏi phụ lòng tin của mẹ, Gia Bảo vâng
lời cha nên về sau Gia Bảo không hỏi nữa, vì mỗi lần hỏi vậy Gia Bảo thấy nét
mặt cha buồn lắm. Gia bảo hỏi các bác, các cô chú, ai cũng nó vậy, nên Gia Bảo
rất tin, và chịu khó học tập chăm chỉ.
Một hôm, trời mưa to, đường sá lầy
lội, cha Gia Bảo đội chiếc nón cời, mang cái áo tơi cụt lủn, tay chống gậy tìm
đến trường cấp 3 cách nhà chừng 20 km, gặp Hiệu trưởng nhà trường xin khất nộp
tiền xây dựng và tiền học phí.
Đúng giờ ra chơi, Gia Bảo thấy mấy bạn cùng lớp chỉ trỏ và
nói, ông Châu thọt đến gặp nhà trường có việc gì vậy nhỉ, chắc lại đến nhà
trường xin khất tiền đóng học cho con, nhà nghèo chẳng có tiền thì nghỉ học mà
đi làm giúp đỡ gia đình chứ, học càng lên cao cha càng khổ... Gia Bảo đã nói Cha
không được đến trường rồi, tại sao cha vẫn cứ đến, Gia Bảo thấy xấu hổ với bạn
bè, và tức giận cha vô cùng. Về nhà Gia Bảo trách móc liền.
Cha Gia Bảo cứ để cho con trách
mình, ông không hề nói gì cả. Sau bữa cơm chiều hôm ấy Gia Bảo được cha cho
biết về mẹ.
- Ngày mẹ đưa con đi nhà trẻ, trời
mưa phùn, đường trơn khi đi qua cây cầu tre không may mẹ con bị trượt ngã xuống
suối, bên bờ suối có cái cọc tre chọc vào bụng, nước suối chảy mạnh, mẹ con vẫn
cố nâng con lên khỏi mặt nước và kêu cứu. Mọi người bế con về và đưa mẹ con đi
bệnh viện cấp cứu, do mất nhiều máu, lại nhiễm trùng nên mẹ con đã trút hơi thở
cuối cùng vào ngày hôm sau, trước lúc mẹ con ra đi cha đã hứa là bằng mọi giá cha
sẽ nuôi con trưởng thành.
Thế sao ban thờ không có di ảnh
của mẹ hả
- Mẹ con sinh ra trong một gia
đình nghèo khó, hơn nữa nhan sắc cũng không bằng người ta, nên mẹ con chẳng
chụp ảnh bao giờ. Ba năm sau nghe người ta nói về huyện nhờ tìm ở hồ sơ căn
cước lưu chắc có ảnh của mẹ, Cha lặn lội lên huyện để tìm song trên đường về không
may cha lại bị tai nạn, và tấm hình duy nhất của mẹ con cũng mất luôn từ đó.
- Chân của cha là do tai nạn hay
sao
- Đúng vậy con ạ
Ngày cha bị tai nạn, nhờ anh em họ
hàng bà con lối xóm giúp đỡ động viên, nằm trên giường bệnh cha nghĩ về con
nhiều lắm,
Chính con là nguồn động lực lớn
nhất để cha vượt qua giai đoạn nguy hiểm đó, tuy không trở lại bình thường như
người ta, song cha vẫn còn may có đôi tay và cái đầu, và còn có cả con nữa Gia
Bảo ạ.
Sau ngày ra viện cha không đi làm
được gì cả nên mới học nghề đan lát, thu nhập không cao song cũng đủ cho hai
cha con mình tồn tại.
Gia Bảo nghe cha kể về mẹ mình,
nên gục đầu vào lòng cha khóc rưng rức Gia Bảo thương mẹ vô cùng, cảm ơn mẹ đã
2 lần sinh ra con, giả sử mẹ không cố gắng nâng con lên thì con đã bị dòng nước
cuốn trôi, Gia Bảo ôm chặt lấy cha không rời, trong lòng thương cha vô hạn, Gia
Bảo bỏ hết mặc cảm và bắt đầu tự hào về người cha của mình, một người cha vĩ
đại.
Gia Bảo đem chuyện gia đình kể cho
bạn bè nghe, từ đó cái tên Châu thọt, châu xếch... không còn , mà thay vào đó
là bác Châu, chú Châu... tình cảm gia đình, làng xóm ngày một đầm ấm hơn.
Ngày vào Đại học Gia Bảo bắt đầu
xa gia đình, xa người cha thán yêu duy nhất, nhiều đêm trằn trọc khó ngủ, hình
ảnh người cha bước cao bước thấp, hình ảnh người cha ngồi thâu đêm đan lát cứ
hiện lên làm cho Gia Bảo càng hối hận về những ngày tháng nghĩ sai về người cha
tật nguyền, Gia Bảo cứ mường tượng ra hình ảnh người mẹ qua lời kể của cha. Gia
Bảo quyết tâm học giỏi dành suất học bổng để giảm bớt khó khăn cho cha. Trong
mấy năm học đại học Gia Bảo tranh thủ đi gia sư, ngoài ra còn đi làm thêm nhiều
việc để trang trải kinh phí học tập, tiền ăn, tiền nhà trọ ... hạn chế xin tiền
của cha.
Gia Bảo tốt nghiệp Đại học với tấm
bằng xuất sắc, ngày bế giảng Gia Bảo hồ hởi về quê đón cha lên để cùng tham dự.
Khi đón nhận tin vui từ con, cha
Gia Bảo mừng rơi nước mắt, ông cảm ơn con đã không phụ lòng cha. Đột nhiên Gia
Bảo thấy mắt cha đượm buồn, hình như cha đang lo lắng điều gì đó.
Gia Bảo bày hoa quả lên ban thờ
thắp hương báo cáo với mẹ. Xong Gia Bảo lấy từ trong cặp đưa cho Cha một món
quà:
Chiếc mũ bê rê màu đen, bộ áo quần
Comle màu xám, chiếc ca la vát màu tím huế, chiếc gậy rất đẹp cùng đôi dày đen
và cặp kính râm. Ông Châu đón nhận món quà của con và ôm vào lòng khóc như đứa
trẻ.
Hôm dự lễ bế giảng Gia Bảo càng tự
hào về người Cha của mình, Cha là một thần tượng cao quí nhất của đời anh.
Giờ đây Cha của Gia Bảo cũng đã an
giấc ngàn thu, nhưng hình ảnh về người mẹ, người cha không bao giờ phai nhạt
trong tâm trí Gia Bảo. Ngoài những ngày lễ tết, ngày giỗ thì năm nào mùa Vu Lan
Gia Bảo đều tổ chức cho cả gia đình vợ con về quê báo hiếu.
Khao khát được nhìn thấy khuôn mặt
mẹ một lần của Gia Bảo không bao giờ có được, Gia Bảo coi đó là mất mát lớn
nhất trong cuộc đời.
Nên anh càng phấn đấu hết mình để
nuôi dạy con cháu thành đạt, để tạ ơn người mẹ đã hết lòng vì con/
Mùa Vu lan nào anh cũng kể chuyện
về ông bà, cha mẹ cho vợ con nghe.
6/8/2020
0 nhận xét:
Đăng nhận xét