Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

SUY NGẪM VỀ MỘT BÀI THƠ “CẢ NHÀ KHÁNG CHIẾN”

 

Bác Hồ Viết thơ ca ngợi Phụ nữ, đó là tình cảm và tấm lòng rộng mở đầy thương yêu của Bác. Đọc nhiều thơ của Bác thì cơ bản là Bác luôn thể hiện sự quan tâm, cảm thông sâu sắc tới người phụ nữ, quan tâm nhất vè sự hy sinh mất mát, quan tâm đến sự bình đẳng, quan tâm về sự giáo dục, quyền lợi của người phụ nữ.Đồng thơi Bác cực kỳ quan tâm tới sự hy sinh thầm lặng, sự chịu đựng thiệt thòi của phụ nữ, đòi hỏi sự công bằng xã hội. Do vậy bác đã đấu tranh để giải phóng phụ nữ, thực hiện bằng được quyền tự do bình đẳng và sự phát triển toàn diện của người phụ nữ

Bác Hồ luôn luôn biết tận dụng mọi cơ hội kể cả trong nước và Quốc tế, tranh thủ mọi thông tin, mọi phương diệu đấu tranh nhắm bảo vệ Phụ nữ, nó đã trở thành một động lực mạnh mẽ, một nhân cách thực thụ, những chủ đề về người phụ nữ thì bác hồ hết sức quan tâm và chú trọng, trong các tác phẩm thơ ca, văn xuôi cũng vậy Bác luôn quan tâm sâu sắc tời vấn đề về Phụ nữ.

Ngoài những bài thơ của Bác hồ đã được in trên các sách báo mà tôi đã được đọc, được học, thì tôi còn được đọc một bài thơ của Bác Hồ được một đồng chí sinh hoạt cùng chi bộ chép tay mang tới. Một bài thơ tứ tuyệt lục bát tôi đọc có 2 lần là thuộc ngay. Quả đúng là Bác Hồ có một tấm lòng đầy rộng mở, yêu thương hết mực, một sự thấu hiểu tường tận, một sự cảm thông sâu sắc, một sự động viên khéo léo, nó thể hiện tấm lòng cao cả vô biên của Bác Hồ, một tứ thơ xuất phát từ trái tim yêu thương, đồng cảm.

Cái tình thương bao la của Bác nó bao trùm lên khắp thế giới, đi đến đâu cũng được nhân dân yêu mến, dành cho Bác những tình cảm đẹp đẽ nhất.

Vào thời kỳ mặt trận Việt Minh, Bác Hồ đã kêu gọi phụ nữ: Bây giờ cơ hội đã gần/Đánh Tây, đánh Nhật, cứu dân cứu nhà/Chị em cả trẻ lẫn già/Cùng nhau đoàn kết để mà đấu tranh/Đua nhau vào Hội Việt Minh/Trước giúp nước sau giúp mình mới nên. (Ca phụ nữ)

Đúng là trong tình thế cấp bách Bác đã rất khéo léo kêu gọi phụ nữ cùng góp sông sức để giải phong dân tộc, giải phóng  khỏi ách nô lệ, giải phóng chính mình. Bác biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, sức mạng và tài năng của phụ nữ Việt Nam. Trong thơ của bác  thì sự sống dậy của những trang sử hào hùng của dân tộc, mà không thể không nói đến những nữ tướng lừng danh như Bà Trưng, Bà Triệu, Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Anh Hùng mạc Thị Bưởi…

Trở lại với bài thơ mà đồng chí Mai Sơn cho tôi đọc với nội dung:

Nhan đề “Cả nhà kháng chiến”

Con đi đi, đi đi con/ Đánh Tây để giữ nước non Lạc Hồng/ Bao giờ kháng chiến thành công/ Con về giúp mẹ vun trồng lúa khoai. (bút danh C.B)

Theo như lời  Bác Mai Sơn(Nguyễn Huy Khoa) thì đây là bài thơ của Bác Hồ viết tặng cụ Nguyễn Thị Đào(tên thường gọi theo chồng là cụ Nguyễn Thị Vĩnh), nhân chuyến về thăm gia đình cụ tại Tam Đảo- Vĩnh Phúc. Cụ Vĩnh là mẹ ruột của Bác Mai Sơn, cụ sinh cùng năm với Bác Hồ (1890) tại làng Lã Điền thuộc huyện Mỹ Lộc (Nam Định). Mẹ sinh được 6 người con, 5 trai, 1 gái - cả 6 người đều là chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Pháp; trong đó, 5 người con trai từng được mệnh danh là “Ngũ hổ” núi rừng Tam Đảo, lần lượt là Nguyễn Huy Minh (bí danh là Thạch Sơn), Nguyễn Huy Mục (bí danh là Tam Sơn), Nguyễn Huy Tân (bí danh là Ngân Sơn), Nguyễn Huy Văn (bí danh là Kim Sơn), Nguyễn Huy Khoa (bí danh là Mai Sơn).

Bài thơ của Bác ý thay lời cụ Vĩnh dạy bảo các con của cụ như vậy.

Đọc xong bài thơ tôi thuộc ngay và tôi đã đọc cho rất nhiều người nghe, kể cả một số giáo viên dạy văn, họ cũng bảo chưa được đọc bài thơ này của Bác bao giờ. Một bài thơ qúa hay, quá sâu sắc của Bác hồ nhưng tại sao lại không được đưa vào sách vở? càng đọc tôi càng thấy hay và thấm thía.

Tâm sự cùng Bác Mai Sơn thì được biết hiện nay bác đang làm mọi thủ tục đẻ nhà nước truy phong danh hiệu bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho cụ Nguyễn Thị Đào, Cụ đã vì dân vì nước dâng tất cả 6 người con cho Tổ quốc. Cụ thật xứng đáng là một bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đối với gia đình Cụ Nguyễn Thị Đảo thì có thể viết lên đây hàng vài ba chục trang giấy chưa chắc đã hết công lao giúp đỡ cách mạnh trong hai cuộc khách chiến trường kỳ của dân tộc. Mà ở đây tôi muốn đi sâu về bài thơ là chính.

 Lời thơ trong thơ đó là lời của một người mẹ nói riêng, và cũng là lời của những bà mẹ nói chung, và cũng chính là lời của non nước, của tình nhà nghĩa nước gắn bó , hòa quyện với nhau, tiền tuyến với hậu phương là một, một niềm tin yêu tuyệt đối mãnh liệt.

Chỉ có 3 từ viết đi, đảo lại: Con đi đi, đi đi con. Sao mà hay đến thế, tuyệt vời đến thế, cao thượng đến thế.

Con đi đi, lời người mẹ rất nhẹ nhàng, khuyên bảo, nhưng đi đi con nó như một mệnh lệnh khấn cấp, mạnh mẽ dứt khoát được bật ra trong tinh thần yêu nước vô hạn. Chỉ có người mẹ có tấm lòng cao thượng, giàu lòng nhân ái thì mới nói được như vậy, bởi lẽ khuyên con, lệnh cho con ra đi khi nước sôi lửa bỏng, toàn dân tộc đang bị áp bức bóc lột của bạn đế quốc thực dân, của bè lũ cướp nước và bán nước. Trước tình thế đó mẹ đã không ngần ngại khuyên bảo và ra lệnh cho con phải đi và đi ngay để đánh Tây, cứu nước non nhà. Lời thơ như một  lời hiệu triệu thôi thúc lòng người. Dẫu mẹ biết rắng các con của mẹ đi đành tây, là đi vào nơi nguy hiểm , mà có thể là hy sinh, mẹ sẽ mất đi những đứa con rứt ruột đẻ ra. Nhưng mẹ hiểu rằng Tổ quốc là trên hết, phải biết cống hiến hy sinh vì sự tự do độc lập, vì sự sinh tồn của con cháu Lạc hồng.

Một sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo tài tình của Đảng, một niềm tin chiến thắng của phía chính nghĩa, và hy vọng một ngày chiến thắng các con mẹ được trở về bêm mái ấm gia đình, nơi làng quê núi rừng nhỏ bé, một ước mơ đơn sơ giản dị, rất đời thường của mẹ, thật đúng là một người mẹ hiền thục, không mơ ước quyền cao chức trọng, không cần đến sự đền đáp công lao của sự cống hiến hy sinh cho đất nước mà chỉ cần các con cu cứ đi, đi cho đến ngày kháng chiến thành công. Và sau cái ngày đó thì mẹ chỉ cần một điều hết sức giản dị: “Con về giúp mẹ ngoài đồng lúa khoai” đúng là một tấm lòng cao cả, đáng trân trọng.

Tôi nhớ lại Bác đã tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” quả đúng như vậy.

Về bài thơ thiết nghĩ cần phải đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho thế hệ con cháu.

21/10/2015


Bùi Văn Thanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Bản quyền bởi Nhà thơ Bùi Văn Thanh
Địa chỉ: Số 22, ngõ 12, Đường Mê Linh, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc | Điện thoại: 0982.345.096 | Bảo trợ bởi: Thi đàn Việt Nam.